Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp hàng hóa trên thế giới đã khiến các doanh nghiệp phải thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng hàng hóa. Chính điều này đã dẫn đến sự hình thành, phát triển của logistics. Vậy logistics là gì? Có vai trò quan trọng như thế nào đối với nền kinh tế? Hãy cùng janetbond.com giải đáp những thắc mắc này trong nội dung dưới đây nhé.
I. Khái niệm logistics là gì?
Thuật ngữ logistics được định nghĩa theo nhiều cách, phụ thuộc vào từng đơn vị. Cụ thể như sau:
- Theo Hội đồng chuyên gia chuỗi cung ứng Mỹ, logistics được hiểu là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát thủ tục của việc vận chuyển, lưu trữ hàng hóa.
- Còn xét theo khía cạnh chuỗi cung ứng, khái niệm logistics là một bộ phận cấu thành nên hoạt động chuỗi cung ứng từ điểm sản xuất đến điểm tiêu thụ, phụ thuộc vào từng yêu cầu của khách hàng.
- Theo Pháp luật Việt Nam định nghĩa trong Luật thương mại, logistics là hoạt động thương mại mà thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc như vận chuyển hàng hóa, những thủ tục hải quan, đóng gói sản phẩm gia hàng… có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận của các khách hàng.
II. Đặc điểm của ngành logistics
1. Đặc điểm chủ thể dịch vụ logistics
- Chủ thể tham gia dịch vụ logistics là gì, gồm những ai? Họ là những thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, khách hàng sử dụng dịch vụ logistics.
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cần phải đáp ứng đủ điều kiện về phương tiện, thiết bị, các công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, đội ngũ nhân viên đáp ứng được những yêu cầu của dịch vụ logistics.
- Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics có thể đảm nhận một phần, hoặc toàn bộ các công đoạn từ nhận hàng, vận chuyển hàng hóa, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, đóng gói bao bì, giao hàng… hoặc những dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa thuộc chuỗi cung ứng logistics.
- Khách hàng sử dụng dịch vụ logistics là tổ chức, cá nhân có nhu cầu về giao nhận hàng hóa. Khách hàng sử dụng có thể là thương nhân, chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải là thương nhân, không phải chủ sở hữu hàng hóa.
2. Đặc điểm nội dung dịch vụ logistics
- Dịch vụ logistics mang tính chất là một quá trình liên hoàn. Các khâu của chuỗi cung ứng logistics được tổ chức theo kế hoạch đã sắp xếp, tính toán chi tiết để hàng hóa có thể vận chuyển được liên tục nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển.
- Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics có thể cung cấp các dịch vụ riêng lẻ như thuê tàu, làm thủ tục hải quan, đóng gói hàng hóa… hoặc cung cấp những dịch vụ trọn gói.
- Thương nhân cung cấp dịch vụ logistics phải đảm bảo việc quản quản hàng hóa, thủ tục giao hàng đến tay người nhận theo đúng thỏa thuận, yêu cầu của khách hàng và sẽ được hưởng mức thù lao từ dịch vụ mà mình cung ứng.
3. Đặc điểm tính chất chất dịch vụ logistics
- Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics với mục đích là đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, giảm chi phí và hạn chế rủi ro.
- Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của dịch vụ logistics kéo theo sự thay đổi về những phương thức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sự phát triển và ngày càng hoàn thiện của dịch vụ logistics đã giảm chi phí vận chuyển và trở thành cơ hội để các doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế cạnh tranh.
- Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics sẽ được thanh toán những khoản chi phí phát sinh hợp lý do thực hiện theo sự hướng dẫn của khách hàng hoặc đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
III. Những vai trò của logistics
Sau khi đã biết được logistics là gì, hãy cùng phân tích những vai trò của dịch vụ này đối với doanh nghiệp, nền kinh tế dưới đây.
1. Đối với doanh nghiệp
- Nâng cao hiệu quả quản lý và giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, cũng như tăng tính cạnh tranh. Việc phát triển dịch vụ logistics giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí vận hành. Nhờ đó, quá trình sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả hơn.
- Tối ưu chi phí lưu thông phân phối. Giá thành sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường được tính tổng giá nơi sản xuất và chi phí lưu thông. Trong chi phí lưu thông, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là hàng hóa quốc tế.
- Gia tăng giá trị kinh doanh của các đơn vị giao nhận. Hiện nay, những yêu cầu của khách hàng đối với đơn vị kinh doanh logistics ngày càng đa dạng. Nhờ đó mà đơn vị vận tải trở thành nơi cung ứng dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics đã góp phần làm tăng gia trị kinh doanh của các đơn vị vận tải hàng hóa.
- Mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế. Dịch vụ logistics chính là cây cầu kết nối việc vận chuyển hàng hóa đến thị trường. do đó, các nhà kinh doanh muốn mở dộng thị trường thì cần phải có sự hỗ trợ của logistics.
2. Đối với nền kinh tế
- Dịch vụ logistics phát triển sẽ góp phần làm tăng mức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước. Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đang rất mạnh mẽ khiến cho sự cạnh tranh của các nền kinh tế ngày càng gay gắt hơn. Lúc này, logistics trở thành một năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Những quốc gia ứng dụng tốt dịch vụ logistics sẽ tiếp cận được nhiều thị trường, người tiêu dùng quốc tế hơn.
- Logistics mang tính dây chuyền, sự hiệu quả của quá trình này ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Vì thế, logistics càng phát triển sẽ giúp giảm chi phí nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, việc phát triển dịch vụ logistics chắc chắn sẽ mang đến nguồn lợi cho nền kinh tế.
Hy vọng, thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ logistics là gì, cũng như vai trò của dịch vụ này đối với nền kinh tế. Từ đó, bạn sẽ có những chiến lược phù hợp để tối ưu chi phí vận chuyển của doanh nghiệp và mang đến hiệu quả kinh doanh cao nhất. Chúc bạn thành công.