Được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương – núi cao nhất Việt Nam có độ cao 3143m so với mực nước biển. Vậy bạn đã biết đến đỉnh núi này là đỉnh núi nào chưa? Cùng janetbond.com khám phá và tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
I. Khám phá 7 đỉnh núi cao nhất Việt Nam
1. Fansipan – 3143m
Đỉnh núi Fansipan là núi cao nhất Việt Nam với chiều cao 3143m so với mực nước biển, Fansipan được mệnh danh là Nóc nhà Đông Dương. Đỉnh núi này nằm trong Vườn quốc gia Hoàng Liên, cách trung tâm thị trấn Sa Pa, Lào Cai khoảng 10 km.
Và hiện nay địa điểm này đang dần trở thành một điểm du lịch hút khách trong và ngoài nước. Thời gian phù hợp để leo đỉnh Fansipan chính là từ tháng 9 đến tháng 4 thời tiết khô ráo và không quá lạnh.
Dù là đỉnh núi cao nhất Việt Nam nhưng đỉnh Fansipan không khó để chinh phục. Hiện có 3 con đường bộ đến đỉnh Fansipan, trong đó tuyến Trạm Tôn được khai thác du lịch nhiều nhất với chiều dài đường đi ngắn nhất và địa hình đa dạng, thuận lợi bạn sẽ mất 2 ngày 1 đêm để lên được đỉnh Fansipan.
Tuy nhiên hiện nay với những người đi du lịch thường chọn cách lên đỉnh Fansipan bằng cáp treo treo ngang qua thung lũng Mường Hoa đầy thơ mộng. Họ có thể ngắm nhìn phong cảnh quan vùng cao một cách đẹp nhất.
2. Pu Ta Leng – 3096m
Ngọn núi PuTaleng với độ cao 3.096m được mệnh danh là ngọn núi cao thứ 2 Việt Nam. Ngọn núi này nằm trong xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Đây là một trong những ngọn núi mà phượt thủ mong muốn được chinh phục nhất bởi ngọn núi này còn rất nguyên sinh.
Khi di chuyển đến chân núi Pu Ta Leng bạn sẽ phải vượt qua một đoạn đường gian nan khi phải leo qua 3 con dốc cheo leo, dốc thẳng đứng có thể có độ cao lên đến 2.500m.Tiếp đó di chuyển từ độ cao 2.500m đến đỉnh núi Pu Ta Leng sẽ mất khoảng tầm 3 – 5 tiếng đồng hồ.
Và cho nhiều bạn chưa biết thì ngọn núi Putaleng vẫn đang còn là một cánh rừng nguyên sinh đúng nghĩa với những gốc đỗ quyên cổ thụ cùng rêu địa y như mang đến một nét đẹp độc đáo, mơ mộng hùng vĩ cho đỉnh núi này.
3. Pu Si Lung – 3083m
Đỉnh Pu Si Lung với độ cao 3083m, và được xem là ngọn núi cao thứ 3, chỉ sau Fansipan và đỉnh Putaleng trong bảng xếp hạng núi cao nhất tại Việt Nam. Pusilung nằm ở xã Pa Vệ Sử, huyện Mường tè, tỉnh Lai Châu giáp biên giới Trung Quốc.
Địa hình ở Pusilung tương đối phức tạp chủ yếu là đường xuyên rừng với những con dốc trơn và suối lớn, bao quanh bởi rừng già cổ thụ. Đến nay đỉnh Pusilung vẫn được coi là đỉnh núi khó chinh phục nhất.
Hành trình để lên được đỉnh núi Pu si lung mất khoảng 40km, hơn nữa đỉnh núi thuộc vào khu vực gần biên giới nên muốn chinh phục bạn cần xin giấy phép từ biên phòng.
Tại đây bạn sẽ được cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên với những đồi lau, đồi hoa trắng phủ cả một vạt rừng, khu rừng nguyên sinh với thảm thực vật đa dạng. Tiếng chim hót líu lo, tiếng suối róc rách tạo cho Pu Si Lung một khung cảnh thật lung linh, huyền ảo.
4. Ky Quan San – 3046m
Dãy Ky Quan San hay Bạch Mộc Lương Tử với độ cao 3.046m là một trong những núi cao nhất Việt Nam. Dãy núi này là ranh giới tự nhiên phân chia 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai.
Kỳ Quan San không phải là đỉnh dễ leo chút nào. Thử thách đến ngay từ những đoạn đường đầu tiên. Đường đất, dốc và rất trơn. Đoạn lên đỉnh cũng khá nguy hiểm khi phải leo qua một vách đá cheo leo.
Ky Quan San được biết đến như một địa điểm săn mây lý tưởng nó được mệnh danh là địa danh “Bình minh trên mây cao”. Và vào tháng 5 là thời điểm thích hợp để leo Ky Quan San, lúc này bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang với những tầng cây cổ thụ hoang dã.
5. Khang Su Văn – 3012m
Đỉnh Khang Su Văn hay còn có tên gọi khác là Phàn Liên San hay U Thái San với độ cao trên 3.012m, nằm ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đỉnh núi này là bức tường thành tự nhiên bảo vệ biên giới phía Bắc. Để chinh phục được đỉnh này cần phải có giấy phép của đồn biên phòng bạn nhé!
Để trải nghiệm đỉnh Khang Su Văn bạn sẽ phải mất 2 ngày 1 đêm đến đỉnh Khang Su Văn còn đi qua cột mốc biên giới 79, cột mốc cao nhất toàn tuyến biên giới.
Đến đây bạn sẽ được ngắm nhìn rừng chè cổ thụ ngàn năm cùng với thảm thực vật đa dạng như rừng thảo quả, hoa đỗ quyên trắng, vàng hay những khu rừng nguyên sinh như đến chốn bồng lai tiên cảnh.
6. Tả Liên Sơn – 2996m
Núi Tả Liên hay còn gọi là núi Cổ Trâu với hình dáng giống với phần lưng của loài trâu sinh sống ở khu rừng nguyên sinh dưới chân núi. Tả Liên Sơn cao 2.996m đứng thứ 6 trong những núi cao nhất Việt Nam. Đây là ngọn núi thuộc bản Tả Lèng, Tam Đường, Lai Châu và ngọn núi này cũng dễ chinh phục bởi đường ngắn không nhiều dốc.
Thời điểm thích hợp nhất leo Tả Liên là tháng 4- 5 vào mùa hoa đỗ quyên nở, với tháng 9-10 khi rừng phong chuyển màu rất đẹp và thơ mộng.
Từ trên đỉnh núi bạn cũng có thể ngắm trọn thành phố Lai Châu xinh đẹp trên cảnh núi rừng hùng vĩ.
7. Tà Chì Nhù – 2979m
Tà Chì Nhù nằm trong khu vực bản Xà Hồ – Huyện Trạm Tấu – Tỉnh Yên Bái. Nơi đây được chinh phục lần đầu tiên vào năm 2013 và được mệnh danh là “thiên đường mây nơi hạ giới”.
Đây cũng là đỉnh núi được dân phượt xếp vào độ khó chinh phục bởi đường đi đa số là dốc, ít bóng cây, đá sỏi nhiều. Khi đứng trên đỉnh của Tà Chì Nhù các bạn sẽ được tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của mây ngàn, đón gió và cảm giác được chạm vào mây ở vị trí rất gần. Tà Chì Nhu còn nổi tiếng với loài hoa Chi Pâu tím biêng biếc, nở rộ bao phủ khắp các đỉnh núi vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 làm nhiều du khách say mê.
II. Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về núi cao nhất Việt Nam được nhiều bạn tìm hiểu và thắc mắc. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc. Có thể nói những ngọn núi này đều mang đến một vẻ đẹp nhất định cho cảnh quan hùng vĩ của Việt Nam. Đừng bỏ lỡ chuyên mục Tin tức để đón xem những thông tin thú vị về đảo lớn nhất Việt Nam hay các tin tức khác nhé!