Việt Nam với 63 tỉnh thành trong đó có các tỉnh thành rộng nhất và bé nhất cả nước. Một tỉnh thành có diện tích hơn 16.490km2 và được xem là tỉnh rộng nhất Việt Nam. Vậy đó là tỉnh thành nào hay tỉnh nào rộng nhất Việt Nam? Cùng đi tìm hiểu 7 tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước nhé!
I.Top 7 tỉnh rộng nhất Việt Nam
1. Nghệ An – 16.490km2
Tỉnh nào rộng nhất Việt Nam? Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước lên tới 16.490km2, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ và là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoài ra tỉnh thành này còn có dân số xếp thứ 4 tại Việt Nam.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách Hà Nội 291 km về phía nam.
Nghệ An có một vị giao thông thuận lợi nằm trên tuyến quốc lộ Bắc – Nam, trong đó có quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 15 và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua.
Nghệ An cũng có ý nghĩa rất lớn về lịch sử đối với dân tộc khi đây chính là quê của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi gắn với thời niên thiếu của Bác Hồ.
Ngoài ra, Nghệ An cũng có Vườn quốc gia Pù Mát, biển Cửa Lò, Cửa Hội,…là nơi bạn có thể ghé thăm khi đến “quê Bác” nhé!
2. Gia Lai – 15.536 km2
Gia Lai là một tỉnh có diện tích lớn thứ nhất tại khu vực Bắc Tây Nguyên và là tỉnh rộng thứ hai cả nước với diện tích 15.536 km2. Phía Bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum; phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk; phía Tây giáp Campuchia; phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000m, thuộc địa khối Kon Tum. Và tỉnh này có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, cũng là nơi đóng trụ sở của Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 và Bộ tư lệnh binh đoàn 15.
Với nhiều dấu tích miệng núi lửa đã tắt tạo nên nhiều cảnh quan đẹp nhằm phục vụ du lịch như núi lửa Chư Đăng Ya, núi Hàm Rồng, thung lũng làng Ốp, Biển Hồ (Hồ T’Nưng),…
3. Sơn La – 14.174 km2
Sơn La là tỉnh rộng thứ 3 cả nước với diện tích khoảng 14.174km2, nằm ở khu vực Tây bắc và cách Hà Nội hơn 300km.
Sơn La có hai cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản. Các cao nguyên này mang đến đặc trưng của khí hậu cận ôn đới với đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây như chè, cây ăn quả,..
Và nhờ vị trí đồi núi thuận lợi và có các con sông chảy qua, Sơn La là một vùng đất tuyệt vời cho thủy lợi và thủy điện, đây cũng là nơi cung cấp thủy điện lớn ở phía Bắc.
4. Daklak – 13.125km2
Daklak có diện tích 13.125km2, nằm ở trung tâm của Tây Nguyên , đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk. Tỉnh này gồm có 15 đơn vị hành chính cấp huyện với 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện.
Cộng đồng dân cư Đăk Lăk với 47 dân tộc anh em với nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống đa dạng như Lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; Kiến trúc nhà sàn, nhà rông; Các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như cồng chiêng, đàn đá, đàn T’rưng.
Khi đến đây bạn sẽ được nhìn ngắm cảnh đẹp hùng vĩ của rừng cao su tuyệt đẹp và những chú voi dễ thương. Cùng đến Đắk lắk để trải nghiệm nhé!
5. Thanh Hóa – 11.129 km2
Thanh Hóa là một tỉnh ở cực bắc miền Trung với diện tích khoảng 11.129km2 là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 Việt Nam. Đây là tỉnh thành có vị trí trung chuyển giữa hai vùng Nam Bắc tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, du lịch,..
Và Thanh Hóa cũng là tỉnh có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như bãi Sầm Sơn, động Bích Đào, suối cá Cẩm Lương,..bên cạnh đó có di tích Thành Nhà Hồ được tôn vinh là kiến trúc độc đáo bằng đá quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và duy nhất còn lại ở Đông Nam Á.
6. Quảng Nam – 10.438km2
Quảng Nam có diện tích khoảng 10.438km2 là tỉnh rộng thứ 6 Việt Nam. Quảng Nam cũng là tỉnh có địa lý vô cùng thuận lợi để kết nối giao thông trong nước và quốc tế.
Là địa phương duy nhất cả nước có hai di sản văn hóa thế giới là Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An, kết hợp với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đảo Cù Lao Chàm cùng 125 km bờ biển đẹp nên Quảng Nam rất thuận lợi để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.
Đây cũng được xem là “Hòn ngọc thô” của Việt Nam.
7. Lâm Đồng – 9.773km2
Lâm Đồng thuộc cao nguyên Lâm Viên – Di Linh với độ cao trung bình từ 800-1500m so với mực nước biển, là tỉnh thành rộng thứ 7 trên 63 tỉnh thành Việt Nam. Đây được xem là một trong những vùng trồng rau, quả xứ lạnh lớn của cả nước. Bởi Đà Lạt có khí hậu cực kỳ đặc biệt với nhiệt độ trung bình ngày thấp nhất là 15 độ và cao nhất là 24 độ.
Nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn, Lâm Đồng thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có nhiều tiềm năng lớn.
II. Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về tỉnh rộng nhất Việt Nam được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Và Nghệ An chính là đáp án cho câu hỏi tỉnh nào rộng nhất Việt Nam. Hãy cùng chia sẻ những thông tin thú vị này cho mọi người cùng biết nhé!