Kinh tế là một trong những ngành nghề rất hot luôn là ngành học thuộc hàng TOP trong các kỳ tuyển sinh THPT hằng năm. Tuy độ hot của nó không thể nào phủ nhận nhưng với rất nhiều bạn thí sinh vẫn còn có nhiều thắc mắc đối với ngành học kinh tế. Vậy ngành kinh tế là gì? Những việc làm hot của ngành kinh tế là gì? Để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng janetbond.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
I. Ngành Kinh tế là gì?
Ngành kinh tế là gì là câu hỏi được nhiều bạn thí sinh khi tìm hiểu về ngành kinh tế thắc mắc. Theo đó thì ngành kinh tế hay kinh tế học (tiếng Anh là Economics) là ngành học đào tạo kiến thức đặc thù trong kinh tế để sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn, nâng cao kỹ năng trong lĩnh vực kinh tế.
Đây cũng là ngành học rất rộng gồm nhiều lĩnh vực cũng như mối quan hệ chặt chẽ không tách rời với khoa học kỹ thuật.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế học sẽ có các kỹ năng về tổ chức, sản xuất các hoạt động kinh tế trong các doanh nghiệp. Có kiến thức về đào tạo đội ngũ kinh tế, lên kế hoạch, tham mưu, tư vấn về kinh tế cho các doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ…
II. Một số thắc mắc liên quan đến tuyển sinh ngành kinh tế
1. Ngành kinh tế thi khối nào?
Ngành kinh tế thường được các trường tuyển sinh phổ biến là các tổ hợp khối A (A00, A01) và các tổ hợp xét tuyển khối D, một số tổ hợp xét tuyển khối C có Toán hoặc Tiếng Anh. Cụ thể là một số khối như:
- A00 (Toán, Lý, Hóa)
- A01 (Toán, Lý, Anh)
- D01 (Văn, Toán, Anh)
- D07 (Toán, Hóa, Anh)
- C01 (Toán, Lý, Văn)
- C04 (Văn, Toán, Địa)
- C14 (Toán, Văn, GDCD)
- C15 (Văn, Địa, Anh)
- D90 (Toán, KHTN, Anh)
2. Ngành kinh tế có các chuyên ngành nào?
Kinh tế là một ngành học rộng lớn không chỉ giới hạn ở hoạt động trao đổi buôn bán mà nó đã mở rộng ra nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể kể đến một số chuyên ngành như:
2.1 Ngành Tài chính – Ngân hàng
Tài chính – Ngân hàng luôn là lĩnh vực chuyên ngành hot được nhiều bạn yêu thích ngành kinh tế theo đuổi. Ngoài những kiến thức về tài chính, tiền tệ, ngân hàng bạn sẽ được đào tạo chuyên về những chuyên ngành như Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng, Phân tích và đầu tư tài chính,… hay một số ngành mới bao gồm Công nghệ tài chính, Đầu tư tài chính, Quản trị rủi ro tài chính,…
2.2 Ngành Kế toán – Kiểm toán
Kế toán – Kiểm toán cũng là một trong những ngành học thuộc khối Kinh tế có điểm chuẩn cao. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần bộ phận Kế toán.
2.3 Kinh tế Đối ngoại – Kinh doanh Quốc tế – Logistics
Xuất nhập khẩu luôn là một lĩnh vực kinh tế quan trọng của bất cứ quốc gia nào đặc biệt trong thời đại hội nhập như hiện nay. Do đó, các ngành học liên quan đến xuất nhập khẩu như Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh Quốc tế, Logistics,… luôn được nhiều bạn thí sinh quan tâm đến.
2.4 Marketing và Quan hệ công chúng
Hiện nay marketing đã trở thành một trong những “vũ khí” quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Vì thế nhu cầu tuyển dụng của ngành nghề này tăng mỗi năm, vậy nên đây chính là một ngành nghề hot với bất cứ bạn thí sinh nào yêu thích ngành kinh tế.
2.5 Một số ngành Quản trị và Quản lý
Ngành kinh tế là gì? Ngành kinh tế còn bao gồm một số chuyên ngành về quản trị và quản lý cụ thể như: Quản lý công, Quản lý tài nguyên và môi trường, Quản lý dự án, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nguồn nhân lực,…
III. Kinh tế học trường nào tốt nhất
1. Trường TOP kinh tế tại miền Bắc
Tại miền Bắc có rất nhiều trường đại học thuộc hàng Top tuyển sinh đào tạo ngành kinh tế đứng đầu cả nước, có thể kể đến như:
- Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Tài chính
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Thương mại
- Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh
- Đại học RMIT
- Đại học FPT
2. Top trường kinh tế tại miền Nam
Tại miền Nam cũng có nhiều cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành kinh tế hàng đầu với chất lượng cao như:
- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH)
- Đại học Ngoại thương cơ sở 2 (FTU2)
- Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL)
- Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh (BUH)
- Đại học Kinh tế – Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF)
- Đại học Tài chính – Marketing
- Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
IV. Cơ hội nghề nghiệp ngành kinh tế
Nhiều người lo ngại rằng số sinh viên ngành kinh tế đang quá nhiều và nhân lực sẽ dư thừa trong các năm tới. Tuy nhiên trên thực tế thị trường tuyển dụng nhân sự ngành kinh tế vẫn luôn “khát”.
Ví thế sau khi học xong ngành kinh tế các sĩ tử không nên quá lo lắng về cơ hội nghề nghiệp khi học ngành kinh tế vẫn rất rộng mở. Có thể kể đến một số việc làm hot ngành kinh tế như:
- Nhân viên kinh doanh
- Nhà kinh tế học
- Chuyên viên tài chính, tín dụng
- Nhân viên kế toán
- Chuyên viên phân tích thị trường
- Nhân viên ngân hàng,…
Trên đây là toàn bộ những thông tin về ngành kinh tế là gì được nhiều bạn sĩ tử thắc mắc và tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại bình luận cho chúng tôi biết nhé!